Sự thật về đường tinh luyện

Quay trở lại năm 1972, khi nhà nghiên cứu John Yudkin xuất bản cuốn sách Tinh khiết, Trắng và Chết chóc, đây là lời cảnh báo được lên tiếng lần đầu tiên cho thế giới về những rủi ro đối với sức khoẻ khi ăn quá nhiều đường.

Cuốn sách Tinh khiết, Trắng và Chết chóc, xuất bản ở Mỹ có tên Ngọt ngào và nguy hiểm (Sweet and Dangerous). Cuốn sách và tác giả đã phải hứng chịu vô số lời chỉ trích vào thời điểm đó, đặc biệt là từ ngành công nghiệp đường, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến và một nhà sinh lý học người Mỹ tên là Ancel Keys. Ancel Keys là người đã lập luận ủng hộ việc hạn chế chất béo trong chế độ ăn uống, chứ không phải đường, và là người đã tìm cách chế nhạo công trình của Yudkin. Mãi tới năm 2009, nhờ một bài giảng về ảnh hưởng sức khỏe của đường của Robert Lustig, một bác sĩ nội tiết nhi khoa người Mỹ, đã lan truyền rộng rãi. Sự quan tâm sau đó đã dẫn đến việc nghiên cứu lại cuốn sách của Yudkin và phục hồi danh tiếng của ông.

Bị xua đuổi như một kẻ điên khùng bởi toàn thể giới khoa học, hoá ra Yudkin lại chính xác, tuy nhiên tiếng nói của ông ấy bị dập tắt hoàn toàn bởi sức mạnh của nghành công nghiệp đường.
Bị cám dỗ bởi nhiều tiền của nghành công nghiệp đường khổng lồ, các nhà nghiên cứu sức khoẻ đã bị thuyết phục để chuyển hướng những nỗ lực của họ từ đường sang phanh phui “tai hoạ” của chế độ ăn nhiều chất béo.

Người cầm đầu quan trọng cho lữ đoàn hô hào chất-béo-là-xấu chính là nhà nghiên cứu người Mỹ Ancel Keys, người đã tỏ ra khinh bỉ những khám phá của các nhà khoa học có bất đồng quan điểm với ông. Bị thuyết phục bởi sức nặng của bằng chứng (thật sự những bằng chứng này cũng là chính xác) cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà khiến các động mạch trở nên xơ cứng (xơ vữa động mạch) và bệnh tim mạch, các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã thay đổi hướng dẫn của họ.
Không lâu sau, chất béo nói chung được dán nhãn là kẻ thù số một của sức khoẻ cộng đồng. Đường được đẩy ra ngoài cuộc như một thứ ít tội lỗi hơn, thay cho đường, lúc này những cái đinh được đóng vào quan tài có tên chiên-ngập-dầu.

Chất béo bão hòa là một trong những chất béo không lành mạnh. Những chất béo này thường ở thể rắn ở nhiệt độ phòng. Các loại thực phẩm như bơ, dầu cọ và dầu dừa, phô mai và thịt đỏ, mỡ động vật có lượng chất béo bão hòa cao. Tổ chức Y tế Thế giới, đã kêu gọi việc giảm tiêu thụ chất béo bão hòa để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác lên thành động mạch. Quá trình tích tụ sẽ tạo nên mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch có thể làm hẹp thành động mạch, cản trở lưu lượng máu.

Chiên ngập dầu là một phương pháp nấu ăn bằng cách nhúng thực phẩm vào dầu ở nhiệt độ cao, thường ở nhiệt độ từ 350 đến 375 °F (177 đến 191 °C).Mặc dù thường được sử dụng trong nhà bếp thương mại, các mô hình hộ gia đình vẫn có sẵn và ngày càng trở nên phổ biến. Việt Nam chúng ta cũng quá quen thuộc với việc chiên rán thức ăn thế này ví dụ như các món chả giòn, bánh xèo,… Bạn nên hạn chế càng nhiều càng tốt để bảo vệ sức khoẻ của mình.

Suggested
Suggested contents and articles.
Suggested Contents
Tập Yoga ăn gì? – Dinh dưỡng trong Yoga
Dinh dưỡng tác động tới cơ thể thì ai cũng biết rồi, ví dụ như bạn ăn thực phẩm có lượng đường cao thì nồng độ insulin trong máu sẽ tăng lên nhằm đưa năng lượng dư thừa này tích tụ dưới da ở dạng mỡ (một loại của để
Tổng quan về Ayurveda
Khi tìm đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua hay đã tìm hiểu qua về Ayurveda. Vậy bạn đã biết Ayurveda nghĩa là gì? Ayurveda có nguồn từ đâu? Mục đích của Ayurveda là gì….hay chưa? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn
Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.