Đường – không ai cần nó nhưng mọi người đều yêu nó. Cơ thể bạn coi đường như một loại thực phẩm tuyệt vời – bạn có các nụ vị giác ở lưỡi giành cho việc cảm nhận nó (đường) và (cơ thể bạn) thưởng cho trung tâm trong não bộ của bạn bằng cách tạo ra sung sướng mãnh liệt khi bạn ăn nó (đường).
Tại sao? Bởi vì cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ nguồn năng lượng dồi dào từ đường. Một quả táo cung cấp năng lượng bằng với một thìa đầy đường nhưng nó bị hệ thống tiêu hoá phân rã chậm rãi, cung cấp một lượng đường vừa phải một cách ổn định trong vài giờ đồng hồ.
Glucose là một trong các loại đường tinh chế (refined sugar) có công thức hoá học C₆H₁₂O₆. Glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,…và nhất là trong quả chín. Đặc biệt có nhiều trong quả nho chín (khoảng 18.33%). Glucose là một trong những nhu cầu cầu thiết yếu của nhiều sinh vật, trong đó có con người. Blood glucose, hay còn gọi là blood sugar (đường huyết) là lượng đường có trong máu.
Tuy nhiên, đường tinh ngập tràn trong mạch máu chỉ với ít phút. Trong 99% lịch sử, đường tinh luyện không tồn tại – trừ khi tổ tiên chúng ta tình cờ bắt gặp một tổ ong, đường đã không có trong chế độ ăn. Trong thời đại ngày nay, việc tiêu thụ (đường) đã tăng cao – và cơ thể chúng ta đã không loại bỏ đường trước sự tấn công liên tục của nó.
Nhiều người trong số chúng ta sống cuộc sống ít vận động, đường làm cho nó dễ ăn hơn chúng ta cần, dẫn đến vòng eo phình to. Nhưng hơn thế, (ăn) quá nhiều đường có liên quan tới các tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng, trong đó có tiểu đường, tim mạch, bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer và một số bệnh ung thư.
Alzheimer’s disease, là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ, nó không phải bệnh lão khoa thông thường. Bệnh này gây mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày
Hơn 5 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh Alzheimer’s. Số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer’s và các chứng suy giảm trí nhớ khác sẽ tăng lên mỗi năm khi tỉ lệ dân số Mỹ ở độ tuổi trên 65 tiếp tục gia tăng.
Đường máu cao gây ra nhiều bệnh như thế, vậy thì làm thế nào để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu? Cùng xem biểu đồ thực phẩm làm biến đổi lượng đường trong máu dưới đây.
- blood sugar spike from sugary: lượng đường trong máu tăng đột biến từ đường
- blood sugar spike from refined carbs: lượng đường trong máu tăng đột biến từ tinh bột
- modest blood sugar release from whole grains, pulses and vegetables: lượng đường trong máu tăng vừa phải từ ngũ cốc, các loại hạt và rau
- RED ZONE (LOW BLOOD SUGAR): đường máu thấp
- BLOOD SUGAR GREEN ZONE (Normal blood sugar zone): vùng chấp nhận của lượng đường máu
Khi lượng đường trong máu tăng cao đột biến, cơ thể được cảnh báo gặp nguy hiểm, lúc này tuyến Tuỵ được phát nhiệm vụ tiết ra Insulin để bắt giữ các phân tử đường trong máu, chuyển chúng thành dạng mỡ và dự trữ dưới da. Lượng đường trong máu lúc này giảm đột ngột.
Ở biểu đồ trên ta thấy rằng lượng đường máu tăng đột biến từ đường hoặc tinh bột (đường màu đỏ và da cam) sẽ giảm rất nhanh, và tiến tới RED ZONE (đường máu thấp), lúc này cơ thể lại đòi hỏi đường, khiến bạn thèm ăn. Vì vậy khi bạn ăn bánh kẹo, ăn xong một lúc lại khiến bạn muốn ăn tiếp.
Cũng từ biểu đồ trên ta thấy, lượng đường trong máu tăng vừa phải từ ngũ cốc, các loại hạt và rau (đường xanh da trời), lượng đường trong máu không tăng đột biến mà cũng không giảm đột biết, duy trì lượng đường vừa phải trong máu.
Vì thế chúng ta nên thay thế các thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột bằng các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu và rau để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
OK, tới đây rồi chắc các bạn cũng đã hiểu về “đường máu” và biết nên ăn gì thì tốt rồi. Hãy nghe, đọc lại và tự dịch lại theo ý của mình nhé.