Luyện tập Thiền là quá trình thực hành hướng các giác quan vào bên trong, để tập trung tâm trí vào một điểm. Những quy tắc dưới đây được đúc kết từ ngàn năm trước, khi mà con người bắt đầu hành trình tìm kiếm thế giới sâu bên trong chính mình qua phương pháp Thiền.
Nguyên tắc 1: Chọn một nơi chỉ giành cho việc thiền
Nơi chỉ giành cho việc thiền sẽ trở nên đặc biệt và rất thiêng liêng. Các giác quan của chúng ta sẽ được luyện một phản xạ để khi bước vào khu vực đấy nó sẽ trở nên yên tĩnh. Chúng sẽ thay vì hướng ra bên ngoài thì sẽ dễ dàng hướng vào bên trong.
Nguyên tắc 2: Chọn một giờ không có vướng bận (buổi sớm là tốt hơn buổi tối)
Nguyên tắc 3: Luyện tập hàng ngày, cùng khung thời gian, cùng một địa điểm
Cơ thể chúng ta, tất nhiên cả não bộ cũng sẽ làm việc theo chu kỳ, lịch trình quen thuộc, vì thế nếu muốn đạt được kết quả trong luyện tập Thiền, thì nên tạo thói quen cho cơ thể. Ngoài ra chúng ta cũng hay nghe nói, lạ giường không ngủ được, thì Thiền cũng như thế, những nơi quen thuộc sẽ tránh kích thích các giác quan, chúng sẽ dễ dàng hướng vào bên trong hơn.
Nguyên tắc 4: Lưng, cổ, đầu trên một đường thẳng, người quay về hướng bắc hoặc hướng đông
Giữ lưng, cổ và đầu trên một đường thẳng giúp giảm tải áp lực lên các cơ bắp trong lúc Thiền. Để giữ cột sống ở trạng thái hình chữ S tự nhiên của cơ thể, hãy tạo tư thế ngồi đúng bằng cách thẳng lưng, hơi để lực vào vị trí Than Điền ở bụng (vị trí dưới rốn 5 cm), cảm nhận được hai u xương ở mông tiếp xúc với thảm, vai thả lỏng và cuối cùng là giữ cằm ở vị trí mà cổ không dùng lực.
Người quay về hướng bắc hoặc hướng đông.
Nguyên tắc 5: Gửi ám hiệu giữ yên lặng tới tâm trí trong lúc thiền định
Trong những phút đầu tiên của Thiền, việc tâm trí còn lang thang chỗ nọ chỗ kia là điều hết sức bình thường, chúng ta chấp nhận điều đó và gửi tới nó những ám hiệu nhẹ nhàng bằng hơi thở, bằng tâm thức để khiến nó dần tập trung lại vào hiện tại này.
Nguyên tắc 6: Làm đều hơi thở bằng cách 5 phút đầu thở sâu, sau đó điều chỉnh tốc độ giảm dần
Bằng cách thở sâu trong 5 phút đầu tiên, sẽ điều hoà khí huyết, cân bằng các giác quan, giúp các giác quan dễ dàng hướng vào bên trong.
Nguyên tắc 7: Thở theo nhịp điêu, hít vào 3 giây, thở ra 3 giây
Việc cân bằng nhịp thở ra hít vào, giúp cân bằng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, cơ thể và tâm trí dần đi vào trạng thái cân bằng, thư giãn.
Nguyên tắc 8: Chấp nhận sự xao động của tâm trí lúc ban đầu
Tâm trí sẽ dần hết xao động nếu duy trì nhịp thở ổn định, tự nhiên. Thay vì cưỡng ép tâm trí phải thôi xao động chỉ cần chúng ta tập trung nhận thức hơi thở của mình đang trong trạng thái như thế nào, cùng hơi thở giao tiếp với cơ thể của mình lúc đó.
Nguyên tắc 9: Chọn một trong hai Luân xa Ajina (con mắt thứ 3) hoặc Anahata (trái tim) để quán tâm.
Bạn có thể quán tâm vào luân xa đã chọn bằng cách: Hít vào và cảm nhận hơi thở từ hai mũi, di chuyển tới luân xa đã chọn, rồi thở ra và ý thức năng lượng chạy dọc theo sống lưng, đi ra từ hai lòng bàn chân. Lặp lại chu kỳ này.
Nguyên tắc 10: Có thể dùng đối tượng giúp khả năng tập trung như nhìn vào nến hoặc nghe nhạc
Đối với những người mới thực hành Thiền, việc tập trung khá khó khăn có thể sử dụng ánh nến hoặc nhạc Thiền, chúng giúp tác động tới thị giác và thính giác giúp cho khả năng tập trung tốt hơn.
Nguyên tắc 11: Liên tục những suy nghĩ đơn giản thì trạng thái thiền định sẽ ghé thăm
Chỉ duy trì những suy nghĩ đơn giản như ý thức vào hơi thở, hay cảm nhận âm thanh của không khí trong hai cánh mũi,… trạng thái Thiền định sẽ dần ghé thăm nhưng vẫn còn ở trạng thái mập mờ.