Hướng thiền – quay mặt về hướng nào khi ngồi thiền?

Khi mới học thiền, mình thường quay mặt ra nơi sáng sủa, có không khí tốt. Điều đó không sai, nhưng qua tiếp xúc với những bậc cao nhân, họ khuyên nên quay mặt về hướng Đông hoặc hướng Bắc.

Vậy lý do là gì?

Hôm nay xin giải thích tại sao khi Thiền lại chọn hai hướng này.

Về vấn đề từ trường trái đất, như đã biết động vật bao gồm chim và rùa có thể phát hiện từ trường của Trái Đất và sử dụng trường để điều hướng trong quá trình di chuyển. Bò và hươu hoang dã có xu hướng quay cơ thể của chúng về phía bắc trong khi thư giãn, Con người chúng ta đã quen với cuộc sống hiện đại, không còn cảm nhận được hướng tốt như động vật nữa. Tuy nhiên chúng ta là những sinh vật sống trên trái đất, được từ trường trái đất bảo vệ khỏi gió mặt trời, và bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời, từ trường trái đất có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ chúng ta.

Cùng xem thí nghiệm sau: Người ta đo sóng não của người ngồi trong lồng nhôm, mặt quay về hướng bắc. Khi quay người về hướng bắc, não người có khuynh hướng giảm biên độ sóng não alpha giống với phản ứng ở động vật. Não bộ có một số sóng não được thay đổi luân phiên nhau phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của não.
Sóng não alpha chiếm ưu thế trong dòng suy nghĩ lặng thầm và trong một số trạng thái thiền định.
Bộ não của bạn tạo ra những sóng này khi bạn không tập trung quá nhiều vào bất cứ điều gì cụ thể, khi bạn đang cảm thấy tương đối bình tĩnh và thư thái (các sóng này đo được trong khoảng từ 8 đến 12 Hz).

Thí nghiệm đo sự ảnh hưởng của từ trường tới sóng não người

Vậy, về khía cạnh khoa học, việc quay người về hướng bắc có thể tác động tới sóng não alpha, giúp con người cảm thấy bình tĩnh, thư giãn hơn.

Ngoài ra, Trong Phật giáo, hướng tây tượng trưng cho cái chết. Phật giáo có so sánh mặt trời mọc từ đông sang tây, ví sự sống và cái chết của một người. Ở Nhật có phong tục để chôn người quá cố bằng một chiếc gối hướng bắc! Người ta nói ví, như một giấc ngủ vĩnh viễn không thức dậy, người ấy kê cao gối, đầu quay về hướng bắc và mặt quay về hướng tây.

Thời điểm thiêng liêng của thiền định cũng như việc luyện tập yoga là trước bình minh và sau khi mặt trời lặn, và bầu không khí lúc này được cho là chứa đầy sức mạnh tinh thần đặc biệt. Đặc biệt 96 phút trước khi mặt trời mọc được gọi là Brahma Mhumfurta, một thời điểm thiêng liêng với không khí trong lành và tràn đầy năng lượng tự nhiên. Đây là thời gian tốt nhất để thiền tĩnh lặng.

Ghi chú: Brahma Mhumfurta (quan niệm được hình thành trong y học cổ Ayurveda)

Trước đây, khi mình đến hòn đảo ở Okinawa hay Hawaii, mình ngồi thiền ở bãi biển vào sáng sớm. Hay đặc biệt nhất là lần leo lên đỉnh núi Phú Sĩ trong đêm. Mình ngồi xuống trên đỉnh núi trước khi mặt trời ló rạng và thiền định, để cảm nhận ánh sáng thần thánh bằng toàn bộ cơ thể khi mặt trời mọc từ đường chân trời. Mình cảm thấy có mối liên hệ với thiên nhiên, và cảm ơn từ tận đáy lòng vì đang ở đây và đang sống. Đó là một trải nghiệm rất thiêng liêng và mạnh mẽ!

Ngồn tham khảo: https://tapchisinhhoc.com/con-nguoi-co-the-cam-nhan-tu-truong-trai-dat.html/

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.